5 kiểu “nhà đầu tư” bạn sẽ gặp trong đời và cách chinh phục họ

Trừ khi bạn sở hữu một khối tài sản thật lớn, nếu không thì giai đoạn thu hút nhà đầu tư là một giai đoạn gần như bắt buộc để dự án khởi nghiệp của bạn thành công. Để làm được điều đó, trước tiên bạn cần phải hiểu rõ nhà đầu tư mục tiêu để chuẩn bị kế hoạch chinh phục phù hợp.

Dưới đây là 5 kiểu “nhà đầu tư” bạn sẽ gặp trong đời  và cách chinh phục họ.

Bạn bè và gia đình 

Đây chính là kiểu “nhà đầu tư” dễ chinh phục nhưng đầy rủi ro nhất. Nếu bạn đã chứng minh cho họ thấy điểm mạnh và con đường rõ ràng của mình, việc thuyết phục nhà đầu tư kiểu này chỉ là vấn đề… tài chính. Một điểm cộng cực kỳ lớn là bạn có thể gọi vốn trong bất kỳ giai đoạn nào.

Bên cạnh đó, chính vì việc đầu tư này dựa trên mối quan hệ và tình cảm nên cả hai bên đều có nguy cơ mất đi những điều đó nếu không trao đổi một cách cẩn thận.

investor-family-friend

Cách thức:

  • Trình bày rõ ràng và chi tiết về kế hoạch
  • Minh bạch về số vốn cần đầu tư
  • Phân tích rõ những rủi ro mà họ sẽ gặp phải nếu kế hoạch của bạn không được thành công như mong đợi. Với những người đã tin tưởng tuyệt đối mà đầu tư cho bạn, đừng để họ phải bất ngờ khi đùng một phát tuyên bố phá sản không rõ nguyên nhân.  

Nhà đầu tư thiên thần  (NĐTTT)

NĐTTT là các cá nhân có giá trị tài sản ròng cao, trên 1 triệu USD (không bao gồm giá trị bất động sản), hoặc là các cá nhân có thu nhập trên 200.000USD/năm với kỳ vọng tài sản, thu nhập này sẽ tiếp tục duy trì trong tương lai. Các NĐTTT thường đầu tư trong khoảng từ 25.000USD đến 100.000USD bằng số tiền của chính họ, vì vậy họ không thích đầu tư vào những thứ chỉ đơn thuần là ý tưởng.

Giai đoạn các NĐTTT góp vốn phổ biến nhất là từ cuối giai đoạn hoàn thiện công nghệ kỹ thuật đến đầu giai đoạn gia nhập thị trường.

angel-investor

Cách thức:

  • Phát triển được sản phẩm mẫu hoặc các phiên bản thử nghiệm của sản phẩm trước khi trình bản kế hoạch
  • Chuẩn bị kỹ sản phẩm, bài trình bày và các thông tin cần thiết cho vòng thẩm định chi tiết
  • NĐTTT sẽ tham gia nắm giữ cổ phần trong doanh nghiệp của bạn. Do đó, hãy cố gắng hoãn lại việc tăng vốn càng lâu càng tốt để có thể tạo ra các giá trị và sự định giá cao hơn cho công ty trước khi huy động vốn và giảm tỷ lệ cổ phần nắm giữ của họ

Người cố vấn 

Trong kinh doanh, có được một người cố vấn (mentor) luôn là điều rất cần thiết. Tuy vậy điều này chưa thật sự phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt trong khởi nghiệp, vẫn có không ít bạn trẻ biết đến khái niệm này. Đây là những người đi trước, có nhiều trải nghiệm và chuyên môn.

Họ sẽ giám sát và hỗ trợ sự phát triển công việc kinh doanh/sự nghiệp của mentee (người được cố vấn) thông qua các hoạt động hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ tâm lý, bảo vệ và đồng thời nâng đỡ hoặc đỡ đầu.

mentor-startup

Cách thức:

  • Tham gia các chương trình có liên quan và cố gắng kết nối với khách mời chương trình, trao đổi với họ để tìm được người cố vấn phù hợp
  • Tiếp cận thông qua chương trình “Sáng kiến cố vấn khởi nghiệp Việt Nam”  tại đây: http://covankhoinghiep.com/

Quỹ đầu tư mạo hiểm (QĐTMH)

QĐTMH được hình thành rất điển hình dưới dạng Công ty Hợp danh hữu hạn (Limited Partnerships) trong đó các Thành viên trách nhiệm hữu hạn (Limited Partners) góp vốn vào quỹ Đầu tư mạo hiểm (Venture Capital fund). Các QĐTMH đầu tư trung bình khoảng $7 triệu cho một công ty. Các QĐTMH sẽ giúp công ty của bạn tăng trưởng cho đến khi sẵn sàng để trở thành công ty đại chúng hoặc được mua lại, và do vậy số tiền đầu tư ngày càng tăng lên nhiều hơn qua các vòng đầu tư.

Đồng thời, họ muốn có được lợi nhuận trong tất cả danh mục đầu tư của họ là khoảng 20-30% mỗi năm.

venture-capital

Cách thức:

  • Tìm hiểu số lượng và loại hình các QĐTMH ở khu vực của bạn
  • Mặc dù bạn có thể gọi một số lượng nhất định các nhà đầu tư chưa được xác nhận trong một số loại thương vụ gọi đầu tư, tuy nhiên, tốt nhất hãy loại họ ra nếu bạn chắc chắn sẽ vào vòng gọi vốn QĐTMH
  • Đảm bảo tài liệu của bạn phù hợp với QĐTMH. Thương vụ của bạn nên càng giống với các thương vụ khác về các điều khoản như thành lập công ty, các điều khoản, cấu trúc hội đồng quản trị,… để càng hấp dẫn nhà đầu tư

Vườn ươm doanh nghiệp 

Vườn ươm doanh nghiệp là một tổ chức liên kết giữa Trung tâm, viện nghiên cứu, trường đại học, chính quyền và các doanh nghiệp khởi sự (hay các nhóm, cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp). Vườn ươm tạo một môi trường “nuôi dưỡng” các doanh nghiệp khởi sự trong một thời gian nhất định để các đối tượng này có thể vượt qua những khó khăn ban đầu, khẳng định sự tồn tại và phát triển như những doanh nghiệp độc lập.

Nơi đây cung cấp các dịch vụ và cơ sở vật chất cần thiết để hỗ trợ việc khởi nghiệp từ giai đoạn hình thành ý tưởng, phát triển sản phẩm cho đến khi thành lập và phát triển doanh nghiệp thành công. Dĩ nhiên, không phải dự án khởi nghiệp nào cũng có thể tham gia vào Vườn ươm.   

incubation-startup

Danh sách các Vườn ươm khởi nghiệp tại Tp.HCM:

  • Vườn ươm doanh nghiệp trẻ: http://bssc.vn/vuon-uom-doanh-nghiep/
  • Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao: http://shtpic.org/
  • Saigon Innovation hub: http://sihub.vn/
  • Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ – Đh Nông Lâm: http://tbi.hcmuaf.edu.vn/
  • Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp công nghệ – Đh Bách Khoa: http://www.hcmut-tbi.com/

Tham gia “Bàn tròn khởi nghiệp 02: Chân dung nhà đầu tư” để trực tiếp gặp gỡ đại diện các nhà đầu tư và lắng nghe lời khuyên từ họ.